Đây là lý do vì sao smartphone Android nhanh xuống cấp

tháng 1 24, 2018

Nhiều ý kiến cho rằng smartphone Android khi sử dụng lâu dài thì nhanh bị xuống cấp và chạy chậm. Có lẽ đây chính là lý do vì sao lại xẩy ra tình trạng như vậy.

Do cập nhật liên tục

Tất nhiên không phải cứ cập nhật hệ điều hành là smartphone bị chạy chậm đi, nhưng vì phiên bản mới không tối ưu cho thiết bị của bạn nữa nên tốc độ xử lý không còn mượt mà như trước.

Do cập nhật liên tục

Thậm chí, đến cả việc cập nhật ứng dụng cũng có khả năng khiến điện thoại bị chậm đi, đặc biệt là những thiết bị cũ. Đó là bởi ứng dụng càng về sau càng được cải tiến nhiều hơn để phù hợp với cấu hình mới nhất nên smartphone bị chậm đi là chuyện đương nhiên.

Quá nhiều tác vụ ngầm

Hầu hết mọi nền tảng smartphone đều có các tác vụ chạy ngầm, không riêng gì Android. Một số ứng dụng như Facebook, Messenger, Instagram mặc định được cài đặt chạy ngầm tự động để đưa ra thông báo một cách nhanh nhất.

Quá nhiều tác vụ ngầm

Đến con người, khi làm nhiều việc cùng một lúc cũng sẽ bị quá tải huống chi là máy móc. Vì vậy, với một số ứng dụng không cần thiết, bạn hãy tắt chế độ chạy ngầm để hiệu suất hoạt động của máy được tốt hơn, đặc biệt các dòng máy có dung lượng pin ít ỏi.

Đầy bộ nhớ lưu trữ

Đầy bộ nhớ lưu trữ

Đầy bộ nhớ là một trong những lý do khiến smartphone Android trở nên chậm chạp hơn. Dường như nhiều người dùng Android dựa vào khả năng mở rộng bộ nhớ qua thẻ MicroSD, mà không kiểm soát dung lượng khi cài đặt ứng dụng, để đến khi hệ thống báo đầy bộ nhớ mới nhận ra. Không kể đến các file rác của hệ thống, bạn nên tự tay xóa chúng trong cài đặt.

Quá tin tưởng ứng dụng dọn dẹp

Hầu hết những người sử dụng điện thoại Android đều ỉ lại vào các ứng dụng dọn dẹp bộ nhớ. Chức năng chính của nó là giúp người dùng dọn rác, tắt các ứng dụng ngầm nhưng có vẻ như điều này là phản tác dụng.

Quá tin tưởng ứng dụng dọn dẹp

Trước hết, bạn cần hiểu rằng android đủ thông minh để tạm dừng các ứng dụng ngầm. Ngoài ra, nếu tắt hẳn ứng dụng ngầm thì mỗi khi mở ứng dụng sẽ khởi động lại từ đầu mà không trở lại trạng thái dang dở như lúc trước, vì vậy sẽ mất thêm thời gian chạy và xử lý ứng dụng.

Trên đây là một số lý do khiến điện thoại Android trở nên chậm chạp sau khi dùng một thời gian. Vì vậy, để đảm bảo cho thiết bị của mình luôn hoạt động mượt mà nhất có thể, bạn nên tránh cập nhật ứng dụng, hệ điều hành mới khi không thực sự cần thiết, tắt các ứng dụng ngầm, không cài đặt quá nhiều ứng dụng không dùng đến gây lãng phí bộ nhớ, nên tự tay xóa file rác hệ thống trong cài đặt thay vì tin tưởng vào các phần mềm dọn dẹp.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »